Địa lý Pháp

Bài chi tiết: Địa lý Pháp

Vị trí và biên giới

Bản đồ địa hình Chính quốc Pháp, thể hiện các thành phố trên 100.000 dân.Mont Blanc, ngọn núi cao nhất ở Tây Âu, là nơi biên giới đi qua và giáp với Ý.

Phần lãnh thổ Pháp tại châu Âu gọi là Chính quốc Pháp (France métropolitaine). Nó nằm tại Tây Âu và giáp với biển Bắc về phía bắc, eo biển Manche về phía tây bắc, Đại Tây Dương về phía tây và Địa Trung Hải về phía đông nam. Chính quốc Pháp giáp với Bỉ và Luxembourg về phía đông bắc, ĐứcThuỵ Sĩ về phía đông, ÝMonaco về phía đông nam, và Tây Ban Nha cùng Andorra về phía nam và tây nam. Biên giới tại phía nam và phía đông của Chính quốc Pháp là các dãy núi: Pyrénées, AlpesJura, sông Rhin tạo thành một đoạn biên giới với Đức, trong khi biên giới tại phía bắc và đông bắc không có các yếu tố tự nhiên. Do hình dạng lãnh thổ, Chính quốc Pháp thường được ví như hình lục giác l'Hexagone. Chính quốc Pháp gồm nhiều đảo, lớn nhất trong số đó là Corse tại Địa Trung Hải. Chính quốc Pháp chủ yếu nằm giữa vĩ tuyến 41° và 51° Bắc, giữa kinh tuyến 6° Tây và 10° Đông, thuộc vùng ôn đới bắc. Phần lục địa của Chính quốc Pháp có khoảng cách khoảng 1000 km từ bắc xuống nam cũng như từ đông sang tây.

Pháp có các khu vực hải ngoại khắp thế giới. Những lãnh thổ này có tình trạng khác nhau về quản lý lãnh thổ:

Guyane thuộc Pháp có biên giới trên bộ với BrasilSuriname, còn Saint-Martin cùng chia sẻ một đảo với quốc gia Sint Maarten thuộc Vương quốc Hà Lan.

Chính quốc Pháp có diện tích 551.500 km²,[93] lớn nhất trong số các thành viên Liên minh châu Âu.[19] Tổng diện tích đất liền của Pháp, bao gồm các lãnh thổ tại hải ngoại trừ vùng đất Adélie, là 643.801 km², chiếm 0,45% diện tích đất thế giới. Pháp sở hữu nhiều dạng cảnh quan, từ đồng bằng ven biển tại phía bắc và phía tây cho đến các dãy núi Alpes tại phía đông nam, Khối núi Trung tâm tại nam trung và dãy Pyrénées tại phía tây nam.

Do có nhiều lãnh thổ hải ngoại rải rác khắp thế giới, Pháp có vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) lớn thứ nhì thế giới, với 11.035.000 km2, chỉ đứng sau EEZ của Hoa Kỳ (11.351.000 km2), nhưng hơn EEZ của Úc (8.148.250 km2). EEZ của Pháp chiếm khoảng 8% tổng diện tích bề mặt các EEZ của thế giới.

Địa chất, địa hình và thủy văn

Các hang động ở Les Eyzies-de-Tayac-Sireuil, một phần của các địa điểm tiền sử của UNESCOLascaux của Thung lũng Vézère.Hình thành địa chất gần Roussillon, Vaucluse bắt nguồn từ lịch sử hậu cổ điển.

Chính quốc Pháp có một loạt các địa hình và cảnh quan thiên nhiên. Phần lớn lãnh thổ hiện tại của Pháp đã được nâng lên trong một số giai đoạn kiến ​​tạo như sự nâng lên Hercynian trong Thời đại Cổ sinh, trong đó gồm khu khối núi Armorif, hối núi, Trung tâm Morvan, dãy Vosges và Ardennes và đảo Corsica đã được hình thành. Các khối núi này thể hiện một số lưu vực trầm tích như lưu vực Aquitaine ở phía tây nam và lưu vực Paris ở phía bắc, sau đó bao gồm một số khu vực của vùng đất đặc biệt màu mỡ như các lớp phù sa ở Beauce và Brie. Các tuyến đường đi qua tự nhiên khác nhau, như thung lũng Rhône, cho phép liên lạc dễ dàng. Núi Alpine, Pyrenean và Jura trẻ hơn nhiều và có hình dạng ít bị xói mòn. Tại độ cao 4.810,45 mét[94] trên mực nước biển, Mont Blanc, nằm trên dãy núi Alpes ở biên giới Pháp và Ý, là điểm cao nhất ở Tây Âu.

Mặc dù 60% thành phố được phân loại là có rủi ro địa chấn, những rủi ro này vẫn ở mức trung bình. Các đường bờ biển có cảnh quan tương phản: các dãy núi dọc theo bờ biển Pháp, các vách đá ven biển như Côte d'Albâtre và đồng bằng cát rộng lớn ở Languedoc. Corsica nằm ngoài khơi Địa Trung Hải. Pháp có một hệ thống sông rộng lớn bao gồm bốn con sông lớn là sông Seine, sông Loire, Garonne, Rhône và các nhánh của chúng. Rhône phân chia khối núi Trung tâm từ dãy Alpes và chảy ra biển Địa Trung Hải tại Camargue. Các sông khác chảy về phía Meuse và Rhine dọc theo biên giới phía đông bắc. Pháp có gần 11 triệu kilômét vuông (4,2 × (2,6 × 1012) mét vuông) biển trong ba đại dương thuộc thẩm quyền của mình, trong đó 97% là ở hải ngoại.

Khí hậu

Vườn nho tại Côte de Nuits, Bourgogne.Thung lũng Maurienne thuộc dãy Alpes.

Hầu hết các khu vực thấp của Chính quốc Pháp (ngoại trừ Corse) nằm trong vùng khí hậu đại dương, Cfb, Cwb và Cfc trong phân loại khí hậu Köppen. Một phần nhỏ lãnh thổ giáp với lưu vực Địa Trung Hải thuộc các đới Csa và Csb. Do lãnh thổ Chính quốc Pháp tương đối lớn, nên khí hậu không đồng nhất, tạo ra các sắc thái khí hậu sau đây:

  • Phía tây của Pháp có khí hậu đại dương hoàn toàn – nó kéo dài từ Flanders đến xứ Basque trên một dải ven biển rộng hàng chục km, hẹp tại phía bắc và nam song rộng hơn tại Bretagne, là vùng gần như hoàn toàn nằm trong đới khí hậu này.
    • Khí hậu phía tây nam cũng mang tính đại dương song ấm hơn.
    • Khí hậu phía tây bắc mang tính đại dương song lạnh hơn và nhiều gió hơn.
  • Xa khỏi bờ biển, khí hậu vẫn mang tính đại dương song đặc điểm có chút thay đổi. Bồn địa trầm tích Paris, cùng các bồn địa bị núi bao bọc có nhiệt độ biến đổi cao hơn theo mùa và có ít mưa vào mùa thu và mùa đông. Do đó, hầu hết lãnh thổ có khí hậu bán đại dương và tạo thành một khu chuyển đổi giữa khí hậu đại dương hoàn toàn gần bờ biển và khí hậu bán lục địa tại phía bắc và trung-đông (Alsace, các đồng bằng Saône, trung du Rhône, Dauphiné, Auvergne và Savoy).
  • Lưu vực Địa Trung Hải và thung lũng hạ du sông Rhône có khí hậu Địa Trung Hải do ảnh hưởng của các dãy núi cô lập chúng với phần còn lai của quốc gia, và do gió Mistral cùng Tramontane.
  • Khí hậu miền núi (hay núi cao) bị giới hạn trên dãy Alpes, Pyrénées, và các đỉnh của khối núi Trung tâm, dãy Jura và Vosges.
  • Tại các lãnh thổ hải ngoại, tồn tại ba kiểu khí hậu lớn:
    • Khí hậu nhiệt đới tại hầu hết các lãnh thổ hải ngoại: Nhiệt độ không đổi cao quanh năm với một mùa khô và một mùa mưa.
    • Khí hậu xích đạo tại Guyane thuộc Pháp: Nhiệt độ không đổi cao quanh năm với mưa đều quanh năm.
    • Khí hậu cận cực tại Saint Pierre và Miquelon và tại hầu hết Vùng đất phía Nam và châu Nam Cực thuộc Pháp: Mùa hè êm dịu ngắn ngủi và mùa đông rất lạnh kéo dài.

Môi trường

Công viên trên biển (màu xanh), công viên khu vực (màu xanh lá cây) và công viên quốc gia (màu đỏ) ở Pháp

Pháp là một trong các quốc gia đầu tiên thành lập Bộ Môi trường, vào năm 1971.[95] Mặc dù Pháp nằm trong số các quốc gia công nghiệp hóa nhất thế giới, song chỉ xếp hạng 17 về phát thải cacbon điôxít, đứng sau các quốc gia ít dân hơn như CanadaÚc. Nguyên nhân là do Pháp quyết định đầu tư vào năng lượng hạt nhân sau khủng hoảng dầu mỏ 1973,[96] và loại hình năng lượng này chiếm khoảng 75% sản lượng điện của Pháp (2011)[97] và do đó ít ô nhiễm hơn.[98][99] Theo Chỉ số Thành tích Môi trường năm 2016 do YaleColumbia thực hiện, Pháp là quốc gia có ý thức bảo vệ môi trường thứ mười trên thế giới.[100]

Khu rừng RambouilletYvelines minh họa sự đa dạng thực vật của Pháp.

Giống như toàn bộ các thành viên khác thuộc Liên minh châu Âu, Pháp chấp thuận cắt giảm phát thải carbon ít nhất 20% đến năm 2020 so với mức năm 1990[101]. Tính đến năm 2009[cập nhật], lượng khí thải cacbon đioxit của Pháp trên đầu người thấp hơn so với Trung Quốc.[102] Đất nước này đã được thiết lập thuế để áp thuế cacbon vào năm 2009 ở mức 17 euro/tấn carbon thải ra,[103].[104] Tuy nhiên, kế hoạch đã bị hủy bỏ do lo ngại gánh nặng cho các doanh nghiệp Pháp.[105]

Vườn quốc gia Calanques tại Bouches-du-Rhône là một trong những khu vực được bảo vệ tốt nhất của Pháp.

Rừng chiếm 28% diện tích đất liền của Pháp,[106][107] và nằm vào hàng đa dạng nhất tại châu Âu, với trên 140 loài cây.[108] Pháp có chín vườn quốc gia[109] và 46 vườn tự nhiên,[110] chính phủ có kế hoạch đến năm 2020 chuyển 20% vùng đặc quyền kinh tế của Pháp thành khu bảo tồn hải dương.[111] Vườn tự nhiên cấp vùng[112] (tiếng Pháp: parc naturel régional hay PNR) là tổ chức công cộng tại Pháp thuộc nhà cầm quyền địa phương và chính phủ quốc gia, bao phủ khu vực thôn quê có người cư trú có vẻ đẹp nổi bật, nhằm bảo vệ quang cảnh và di sản cũng như thiết lập phát triển kinh tế bền vững trong khu vực. PNR đặt ra các mục tiêu và hướng dẫn về quản lý cư trú của con người, phát triển kinh tế bền vững và bảo vệ môi trường tự nhiên dựa trên cảnh quan và di sản độc đáo của mỗi công viên. Các công viên thúc đẩy các chương trình nghiên cứu sinh thái và giáo dục công cộng khoa học tự nhiên.[113] Tính đến năm 2014[cập nhật] có 49 PNR ở Pháp.[114][115]

Hành chính

Cộng hòa Pháp được chia thành 18 vùng (nằm ở châu Âu và nước ngoài), năm vùng hải ngoại, một lãnh thổ hải ngoại, một thực thể đặc biệt - New Caledonia và một hòn đảo không có người ở trực thuộc dưới quyền của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Pháp - Clipperton.

Vùng

Từ năm 2016, Pháp được phân chia thành 18 vùng hành chính: 13 vùng tại Chính quốc Pháp (bao gồm Corse),[116] và năm vùng nằm tại hải ngoại.[93] Các vùng được chia tiếp thành 101 tỉnh,[117] được đánh số chủ yếu theo thứ tự abc. Số này được sử dụng trong mã bưu chính và trước đây được sử dụng trên biển số xe. Trong số 101 tỉnh của Pháp, năm tỉnh (Guyane thuộc Pháp, Guadeloupe, Martinique, MayotteRéunion) đồng thời là tỉnh hải ngoại (ROM) và vùng hải ngoại (DOM), hưởng vị thế tương tự như các tỉnh tại chính quốc, và là bộ phận toàn vẹn của Liên minh châu Âu.

101 tỉnh được chia thành 335 quận, các quận được chia thành 2.054 tổng.[118] Các tổng lại được chia tiếp thành 36.658 (commune), chúng là các khu tự quản có một hội đồng tự quản được bầu cử.[118] Ba xã về mặt hành chính là Paris, Lyon và Marseille được chia thành 45 quận đô thị.

Các vùng, tỉnh và xã đều được gọi là các thực thể lãnh thổ, nghĩa là chúng có hội đồng địa phương cũng như một cơ quan hành pháp. Các quận và tổng chỉ là các phân khu hành chính. Tuy nhiên, điều này không hẳn là luôn rõ ràng, cho đến năm 1940, các quận là các thực thể lãnh thổ với một hội đồng được bầu cử, song chúng bị chế độ Vichy đình chỉ và rồi bị Đệ Tứ Cộng hoà bãi bỏ hoàn toàn vào năm 1946.

Lãnh thổ hải ngoại và thực thể ở nước ngoài

Ngoài 18 vùng gồm 101 tỉnh, Cộng hoà Pháp còn có năm thực thể hải ngoại (Polynésie thuộc Pháp, Saint Barthélemy, Saint-Martin, Saint Pierre và Miquelon cùng Wallis và Futuna), một thực thể đặc biệt (Nouvelle-Calédonie), một lãnh thổ hải ngoại (Vùng đất phía Nam và châu Nam Cực thuộc Pháp), và một đảo trên Thái Bình Dương (Clipperton).

Các thực thể và lãnh thổ hải ngoại là bộ phận của Cộng hoà Pháp, song không phải là bộ phận của Liên minh châu Âu hoặc khu vực tư pháp của nó (ngoại lệ là St. Bartelemy, vốn tách khỏi Guadeloupe vào năm 2007). Các thực thể tại Thái Bình Dương là Polynésie thuộc Pháp, Wallis và Futuna, và Nouvelle-Calédonie tiếp tục sử dụng franc CFP[119] có giá trị gắn liền hoàn toàn với euro. Trong khi đó, năm vùng hải ngoại sử dụng đồng euro.[120]

Các vùng đất tạo nên Cộng hòa Pháp, được hiển thị ở cùng một quy mô địa lý.
TênTình trạng theo hiến phápThủ đô/thủ phủ
Đảo ClippertonTài sản tư nhân nhà nước thuộc thẩm quyền trực tiếp của chính phủ PhápKhông có dân cư
Polynésie thuộc PhápĐược chỉ định là lãnh thổ hải ngoại (pays d'outre-mer hoặc POM), tình trạng giống như một tập thể lãnh thổ.Papeete
Vùng đất phía Nam và châu Nam Cực thuộc PhápLãnh thổ hải ngoại(territoire d'outre-mer hoặc TOM)Port-aux-Français
Nouvelle-CalédonieTập thể đặc biệtNouméa
Saint BarthélemyCộng đồng hải ngoại (collectivité d'outre-mer hoặc COM)Gustavia
Saint-MartinCộng đồng hải ngoại (collectivité d'outre-mer hoặc COM)Marigot
Saint-Pierre và MiquelonCộng đồng hải ngoại (collectivité d'outre-mer hoặc COM). Vẫn được gọi là tập thể lãnh thổ.Saint-Pierre
Wallis và FutunaCộng đồng hải ngoại (collectivité d'outre-mer hoặc COM). Vẫn được gọi là tập thể lãnh thổ.Mata-Utu

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Pháp http://www.smh.com.au/environment/mont-blanc-shrin... //nla.gov.au/anbd.aut-an35098056 http://users.skynet.be/litterature/symbolisme/symb... http://www.tlfq.ulaval.ca/axl/francophonie/francop... http://www.hls-dhs-dss.ch/textes/f/F003354.php http://www.lausanne-tourisme.ch/view.asp?DomID=634... http://www.3starrestaurants.com/michelin-restauran... http://about-france.com/french/french-language.htm http://about-france.com/tourism/french-perfume.htm http://usforeignpolicy.about.com/od/newsiss3/tp/ir...